GIẢI ĐÁP THẮC MẮC VỀ CHỐNG THẤM CHO TƯỜNG NHÀ
1. Làm thế nào chống
thấm cho vết nứt?
Các vết nứt do chấn động nhẹ nếu nhỏ dùng CT-11A hoặc CT-14
(Với vết nứt co giãn) và VT-15 ( Với vết nứt không co giãn, mà cần cố định ). Nếu
vết nứt lớn dùng CT-11B trét hoặc bơm Silicon vào rãnh vết nứt. Sau đó tô xi
măng lên phía ngoài. Nếu vết nứt lớn dần do lún thì phải chống lún.
2. Dùng chất chống
thấm gì cho Toilet mới xây?
Sau khi đổ bê tông dùng xi măng trộn CT-11B tô lên bê tông,
để khô rồi quét 02 lớp CT-11A hoặc CT-14 hay CT-15 trước khi tô xi măng hoặc
lát gạch.
3. Làm thế nào chống
thấm cho cột cốt thép bê tông?
Cần phải dùng CT-11A trộn với xi măng theo tỷ lệ 20%-30% CT11A
và 80%-70% xi măng để tô xung quanh cốt thép. Như vậy, vừa có tác dụng chống gỉ
cột thép, vừa chống thấm.
4. Làm thế nào để
chống thấm tường và mái?
Dùng CT-02 quét lên tường, mái sau khi tô xi măng. Đối với
tường và mái bị ngấm dột nhiều, có thể dùng CT-11A. Đối với tường ngấm nhẹ và
muốn có vẻ đẹp giống như sơn thì có thể dùng CT-04T.
5. Làm thế nào để
chống thấm bể nước?
Cách 1: Dùng
CT-11A và xi măng quét lên thành bề mặt và để khô trong 7 ngày, sau đó phủ sơn
KL-5T lên trên.
Cách 2: Dùng CT-14
hoặc CT15 phủ lên bề mặt cần chống thấm, để khô sau đó trát 1 lớp dày xi măng,
để khô hoàn toàn rồi sơn KL-5T màu theo ý muốn để làm đẹp và dễ vệ sinh. Với
cách chống thấm theo phương pháp này có thể cho tuổi thọ 10-20 năm.
6. Với những bề mặt
gạch nằm ngang có dùng CT-02 không?
Không dùng CT-02 cho bề mặt gạch, xi măng nằm ngang vì dễ bị
xây xát khi đi lại.
7. Dùng CT-04Đ có
cần tô xi măng phải không ?
Có, nhằm để chống va chạm, vì CT-04 có độ co giãn, nhưng ít
chịu mài mòn.
8. CT-01 có chống
thấm ngoài trời được không ?
Rất tốt nhưng phải phủ lên lớp xi măng cát để bảo bảo vệ lớp
chống thấm đó.
9. Thời gian chống
thấm của từng loại?
CT-02 từ 5, 7 năm; CT-01, KL-5, CT-04Đ từ 10, 20 năm; CT-11A
hơn 10 năm; CT-14, CT-15 bền cùng vật liệu.
10. CT-05 chống thấm
ở đâu ?
CT-05 chống thấm cho những chỗ rò gỉ ở bê tông, xi măng khi
không có điều kiện bịt ngay những dòng chảy đó, ngay cả trong điều kiện nước ngập.
11. Có thể sơn
CT-04T lên CT-04Đ được không? Được.
12. Trong nhà tắm đã sơn chống thấm CT-01, CT-01A, CT-14,
CT-15, CT-04Đ có cần phải tô xi măng hoặc lót gạch lên được không?
Cần, vì để bảo vệ lớp chống thấm.
13. Các đường
Zoăng khi lát gạch mà tường bị ngấm nước nên dùng vật liệu nào ?
Nên dùng CT-02 quét lên đường Zoăng.
14. Dùng CT-04Đ
quét lên mái tôn để chống gỉ có được không ?
Được. Nhưng lên quét tiếp lớp chống nóng CT-06 vì màu đen hấp
thụ nhiệt.
15. So sánh lợi
ích của sơn và chất chống thấm hệ dung
môi và hệ nước?
Hệ dung môi:
- Gây ô nhiễm môi trường, cháy nổ, đặc biệt là khi để trong
kho, thi công ngoài trời nắng dễ bắt lửa, cháy nổ khi áp suất cao do dung môi bốc
hơn trong tùng kín hoặc dưới hầm kín, gây độc hại làm khó thở cho người thi
công.
- Vệ sinh dụng cụ khó, bề mặt thi công phải thật khô, nếu ướt
sơn sẽ bị bong.
Hệ nước:
- Không gây độc hại môi trường, không cháy nổ, vệ sinh dụng
cụ dễ dàng.
- Bề mặt thi công không cần khô, có thể làm trong điều kiện ẩm
ướt.
- Bám dính tốt lên bê tông xi măng vì là hệ nước.
16. Chất chống thấm
nên dùng mấy lớp?
Tùy từng loại:
- CT-02 chỉ cần một lớp.
- CT-11A, CT-14, CT-15, CT-04T, CT-01 tối đa 2 lớp.
Ngoài ra, đôi khi phải kết hợp nhiều loại chống thấm cùng một
lúc cho những nơi có tình trạng ngấm dột
trầm trọng.
17. Chống thấm
xong có thể tiến hành phủ các lớp sơn lên bề mặt chống thấm được không?
Có thể sơn các loại sơn Kova lên bề mặt tất cả các loại chống
thấm Kova trừ CT-02
18. Nhiệt độ nào
phủ hợp cho sơn và chống thấm?
15-300 không nên sơn vào lúc nhiệt độ dưới 100
và trên 350C
19. Khả năng chịu
hóa chất của sơn và chất chống thấm Kova?
Nói chung là chịu nước, chịu muối tốt. Riêng đối với loại chịu
hóa chất có nồng độ cao như Kiềm, Acid.... thì phải dùng loại CT-01 đặc biệt chống
hóa chất.